Phân biệt chế độ nghỉ ốm nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH
Người lao động có thể được hưởng chế độ nghỉ ốm nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây của VIN-BHXH sẽ cung cấp các thông tin chi tiết.
Thủ tục kê khai chế độ ốm đau cho người lao động
Trường hợp điều trị nội trú:
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. (Điều trị nội trú)
-
Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử;
-
Trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú:
a) Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (theo mẫu C65-HD)
-
Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
-
Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH
Điều kiện áp dụng
Người lao động thuộc các trường hợp:
-
Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn nhưng không nằm trong danh mục tai nạn lao động, điều trị thương tật do sau tai nạn lao động bị tái phát, bệnh nghề nghiệp dẫn tới phải nghỉ việc và có xác nhận bằng giấy tờ của cơ sở y tế có đủ thẩm quyền.
-
Có con dưới 7 tháng tuổi bị ốm và phải nghỉ việc để chăm sóc con, đã được cơ quan y tế xác nhận tình trạng của con.
-
Lao động nữ quay trở lại làm việc trước thời hạn nghỉ sinh và thuộc hai trường hợp trên.
Thời gian nghỉ ốm đau hưởng BHXH
Thời gian nghỉ ốm đau được Luật Bảo hiểm xã hội phân chia ra các nhóm như dưới đây
Bản thân nghỉ ốm đau |
Nghỉ việc khi con ốm đau |
Căn cứ điều 26; 27 của Luật BHXH số: 58/2014/QH13, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động dựa vào điều kiện làm việc và tình trạng ốm đau: TH 1: Làm việc trong điều kiện bình thường
TH 2: Làm việc ở điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 được nghỉ ốm đau như sau:
TH 3: Lao động bị bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định được nghỉ tối đa là 180 ngày (gồm lễ, Tết, ngày nghỉ tuần của đơn vị). Sau khi hết thời gian nghỉ mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽ được nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không vượt quá thời gian đóng BHXH. |
Trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì được nghỉ như sau:
Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con. |
Mức hưởng chế độ ốm đau
Tại Điều 26, 27 của Luật BHXH, mức hưởng chế độ ốm đau do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả căn cứ vào tình trạng của người lao động là ốm thường hay ốm dài ngày.
a) Trường hợp người lao động ốm đau thông thường
Mức hưởng chế độ ốm đau thông thường như sau:
Mức hưởng |
= |
75% |
x |
Tháng lương đóng BHXH gần nhất |
x |
Số ngày được nghỉ chế độ ốm đau/24. |
Trong đó: Tháng lương đóng BHXH gần nhất là tháng trước khi người lao động bắt đầu nghỉ việc.
b) Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày
Người lao động mắc các bệnh dài ngày nằm trong danh mục quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng mức chế độ:
Mức hưởng |
= |
Tỷ lệ ốm đau |
x |
Tháng lương đóng BHXH gần nhất |
x |
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau. |
Trong đó: Tháng lương tính hưởng là tháng liền kề thời điểm người lao động nghỉ việc. Tỷ lệ ốm đau sẽ được tính trong 180 ngày nghỉ đầu tiên. Thời gian sau nếu người lao động cần phải chữa trị thêm thì sẽ tính ở mức thấp hơn.
Chế độ nghỉ ốm nguyên lương
Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương được hiểu là người lao động nghỉ ốm đau và vẫn hưởng lương như ngày làm việc bình thường, doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương này.
Điều kiện áp dụng
Người lao động được nghỉ việc mà vẫn tính lương khi phải có đầy đủ hai điều kiện sau:
-
Người lao động thuộc diện nghỉ ốm đau quy định tại Điều 2 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (như mục điều kiện nghỉ ốm hưởng BHXH).
-
Thời gian nghỉ ốm của lao động trùng với ngày phép năm.
Thời gian nghỉ ốm nguyên lương
Thời gian nghỉ chế độ nghỉ ốm nguyên lương sẽ tính theo ngày phép năm của người lao động. Vì vậy, căn cứ vào Điều 111 của Bộ Luật lao động năm 2012, người lao động làm việc cho đơn vị từ 12 tháng trở lên sẽ được nghỉ phép năm:
-
Phép năm là 12 ngày với lao động làm việc trong điều kiện và môi trường bình thường.
-
Phép năm là 14 ngày với lao động làm trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc điều kiện khắc nghiệt theo quy định của pháp luật. Hoặc người lao động vẫn đang ở độ tuổi chưa thành niên hoặc bị khuyết tật.
-
Phép năm là 16 ngày nếu lao động làm việc ở môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc điều kiện đặc biệt khắc nghiệt theo quy định của pháp luật.
Thời gian nghỉ hàng năm do người sử dụng lao động quy định và có thông báo trước cho người lao động. Ngoài ra, người lao động có quyền đề xuất, trao đổi và thỏa thuận về phép năm, có thể nghỉ gộp hoặc phân chia nhiều lần nhưng không quá 3 lần.
Mức hưởng chế độ nghỉ ốm nguyên lương
Do người lao động nghỉ vào thời gian nghỉ phép năm nên sẽ không bị trừ tỷ lệ lương như trường hợp nghỉ việc hưởng BHXH. Mức tính hưởng bằng nguyên giá trị lương như khi người lao động đi làm, nghĩa là 100% lương.
-
Như vậy, nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH khác nhau cơ bản ở thời gian và mức hưởng khi nghỉ. Với nghỉ ốm hưởng nguyên lương sẽ tính theo thời gian và tiền nhận được như nghỉ phép năm. Còn với chế độ ốm đau sẽ căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn xét duyệt chế độ ốm đau trên phần mềm VIN-BHXH
Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng dấu “+” tương ứng với phần nội dung 630a: Xét duyệt chế độ ốm đau
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết như: Đợt, tháng, năm; Thời gian từ ngày/ đến ngày; Ngày nghỉ trong tuần; Số tài khoản, Tên tài khoản và Hình thức nhận; Ngân hàng; Điều kiện làm việc; Điều kiện làm việc; Tên bệnh
Bước 3: Sau khi điền đầy đủ các thông tin ở bước 2 ⇒ Chọn mục “Lưu” để lưu thông tin
Bước 4: Chọn “Ký gửi thủ tục” ở mục hành động
Hướng dẫn xét duyệt chế độ ốm trên phần mềm VIN BHXH
Hướng dẫn lập Tờ khai đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức
Hướng dẫn làm hồ sơ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau trên phần mềm VIN-BHXH
Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Phân biệt chế độ nghỉ ốm nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH. Hãy theo dõi VIN-BHXH để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về bảo hiểm xã hội nhé.
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:
Tin liên quan
Đề xuất hoán đổi để nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 bù sang dịp khác để kỳ lễ kéo dài 5 ngày, từ 27/4 đến hết 1/5.
Ưu đãi 06 tháng sử dụng miễn phí VIN-BHXH và 200 số hóa đơn khi mua CKS cho các doanh nghiệp thành lập mới tại Tp. Hồ Chí Minh
Ưu đãi 06 tháng sử dụng miễn phí VIN-BHXH và 200 số hóa đơn khi mua CKS cho các doanh nghiệp thành lập mới tại Tp. Hồ Chí Minh